Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Chuyển Phôi Dễ Đậu

Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Chuyển Phôi Dễ Đậu

niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-co-thai

niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-co-thai

Nội mạc tử cung dày lên hoặc mỏng đi theo từng thời điểm trong tháng, dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ. Độ dày nội mạc tử cung cũng khác nhau theo sự phát triển của người phụ nữ, liên quan mật thiết tới hoạt động sinh dục và mang thai. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi dễ đậu là băn khoăn của không ít chị em. Hãy tìm hiểu thông tin sau đây để có được những kiến thức hữu ích về sự liên quan giữa niêm mạc và sự thụ thai.

1. Niêm mạc tử cung có vai trò gì trong quá trình thụ thai

Niêm mạc tử cung còn gọi là nội mạc tử cung là lớp tế bào lót ở mặt trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ niêm mạc thay đổi dày mỏng theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc có vai trò quan trọng trong việc thụ thai, mang thai.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt dưới tác động của hormone niêm mạc tăng sinh, đến khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc dày khoảng 8-12mm giai đoạn này xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu có hiện tượng thụ thai xảy ra ở khoảng thời gian rụng trứng thì cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone nữ làm cho niêm mạc tăng sinh mạnh mẽ giúp cho trứng đã thụ thai vào làm tổ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp do nội tiết tố không đủ hoặc một số nguyên nhân khác dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm làm cho phôi thai không bám được vào buồng tử cung dẫn đến sảy thai. Hoặc có một số trường hợp niêm mạc quá dày làm cho quá trình thụ thai khó khăn hơn, có thể dẫn tới chậm có thai.

Đến cuối chu kỳ kinh nguyệt nếu không xảy ra quá trình thụ tinh, lượng hormone trong cơ thể giảm đột ngột dẫn tới niêm mạc bị bong ra và đẩy ra ngoài tạo thành hiện tượng hành kinh.

2. Niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?

Độ dày niêm mạc theo các giai đoạn của chu kỳ kinh, thường là:

  • Niêm mạc bình thường dày khoảng từ 7-8mm
  • Giai đoạn đầu sau khi sạch kinh, niêm mạc dày 3-4mm.
  • Giai đoạn phát triển gần thời gian rụng trứng, cách ngày có kinh nguyệt khoảng 14 ngày, niêm mạc dày khoảng 8-12mm.
  • Giai đoạn trước khi có kinh, niêm mạc dày 12-16mm.

Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc dày khoảng 13mm thử que 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai và độ dày niêm mạc như thế này là phù hợp để cho thai phát triển.

Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc lại quá mỏng dưới 8mm, thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc này. Dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu…

3. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi?

Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng nếu bề dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lớp niêm mạc mỏng như dính buồng tử cung. Đối với dính buồng tử cung nên thực hiện thủ thuật chụp X quang tử cung vòi trứng có cản quang để phát hiện trước khi thực hiện chuyển phôi. Ở những trường hợp không dính buồng tử cung, các chuyên gia cho rằng có thể do lớp chức năng của niêm mạc không phát triển dẫn đến niêm mạc mỏng.

Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nội tiết như estrogen tại ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp theo, bác sĩ sẽ theo dõi niêm mạc cho đến khi nào đạt độ dày ≥ 8 mm thì sẽ bắt đầu chuyển phôi. Độ dày lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 đến 14 mm và nếu ở ngoài khoảng này thì không phải thời điểm thích hợp nhất để chuyển phôi.

4. Làm sao để cải thiện niêm mạc tử cung?

Niêm mạc có thể quá dày hoặc quá mỏng và cả 2 tình trạng này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, khi bị niêm mạc dày hoặc mỏng ngoài điều trị bằng thuốc có thể kết hợp với chế độ ăn uống giúp cải thiện niêm mạc.

4.1 Niêm mạc tử cung dày

Thông thường, người có niêm mạc dày sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng giữa estrogenprogesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngoài ra có thể kết hợp với các chế độ sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tiêu hao bớt lượng hormone estrogen trong cơ thể và giúp duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tránh thức khuya, khi ngủ đủ giấc giúp cơ thể tiết hormone cân bằng.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu vitamin C và sắt; hạn chế các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
  • Tái khám theo dõi tình trạng niêm mạc dày.

4.2 Niêm mạc tử cung mỏng

Ngoài điều trị các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng có thể kết hợp với các chế độ như:

  • Chế độ ăn uống: Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin E. Ngoài ra nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành vì trong đậu nành có thành phần tương tự estrogen.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
  • Không nên nạo phá thai hay lạm dụng các thuốc kích trứng quá nhiều.

Tóm lại, niêm mạc tử cung dày khoảng từ 8-10mm là phù hợp nhất cho việc thụ thai. Bên cạnh độ dày của niêm mạc còn nhiều yếu tố và phương pháp hỗ trợ tăng tỷ lệ thành công của 1 cuộc chuyển phôi như: tâm lý thật thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học. Vì vậy, cần phải có bác sĩ chuyên khoa về hỗ trợ sinh sản để đánh giá và tư vấn chính xác nhất.