Ứ Dịch Vòi Trứng Là Gì Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ứ Dịch Vòi Trứng Là Gì Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

u-dich-voi-trung-1

u-dich-voi-trung-1

Ứ dịch vòi trứng hay ứ dịch ống dẫn trứng là bệnh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đây cũng là căn bệnh phổ biến tuy nhiên nếu không hiểu rõ và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị ứ dịch vòi trứng nhé.

1. Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng

ứ dịch vòi trứng hay ứ dịch ống dẫn trứng

ứ dịch vòi trứng

Theo các bác sĩ, chuyên gia sản khoa có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ dịch vòi trứng ở phụ nữ. Khi biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng phù hợp và hiệu quả hơn. Cụ thể có thể đề cập đến một số nguyên nhân phổ biến gây ứ dịch vòi trứng là:

  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm dính vòi trứng, viêm cổ tử cung,… trong thời gian dài hoặc không có phương pháp điều trị đúng cách.

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến lây nhiễm các bệnh tình dục khiến bộ phận sinh dục nữ giới bị viêm nhiễm các loại vi khuẩn.

  • Vùng kín không được vệ sinh sạch và đúng cách trong thời gian kinh nguyệt dễ gây tình trạng ứ dịch vòi trứng.

  • Ứ dịch trong các trường hợp sau phẫu thuật.

  • Lạc nội mạc tử cung.

2. Triệu chứng ứ dịch vòi trứng

triệu chứng ứ dịch ống dẫn trứng

triệu chứng ứ dịch ống dẫn trứng

Tình trạng ứ dịch vòi trứng khá khó phát hiện, các biểu hiện triệu chứng của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần chú ý đến các triệu chứng sau để đi khám phát hiện bệnh sớm nhất có thể:

  • Đau bụng từng cơn và mức độ tăng dần theo thời gian tại vị trí bụng dưới.

  • Các chu kỳ kinh nguyệt không đều như chậm kinh, tắc kinh, chu kỳ kinh ngắn bất thường, màu máu kinh nguyệt bất thường sẫm màu hoặc có mùi khó chịu,…

  • Đau khi quan hệ tình dục.

  • Đau vùng xương chậu, xung quanh bụng và tần suất đau hơn khi đến ngày kinh nguyệt.

  • Khó mang thai mặc dù đã thực hiện các biện pháp kế hoạch ngày trứng rụng.

  • Tiết dịch âm đạo bất thường màu vàng hoặc có mùi.

  • Thường xuyên chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, sức khỏe yếu, dễ kiệt sức, sốt,…

Các triệu chứng nói trên không khẳng định hoàn toàn rằng chị em bị ứ dịch vòi trứng. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện trên cần đi khám sản phụ khoa, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để có kết luận chính xác tình trạng sức khỏe của mình và có định hướng điều trị phù hợp.

3. Phương pháp phát hiện ứ dịch vòi trứng

hình ảnh ứ dịch ống dẫn trứng

Hình ảnh ứ dịch ống dẫn trứng

Đa số bệnh nhân được phát hiện ứ dịch ống dẫn trứng khi đi khám vô sinh và được chỉ định chụp cản quang buồng tử cung ống dẫn trứng (HSG: hysterosalpingography) và siêu âm bơm nước.

  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Bác sĩ sẽ đưa nước muối sinh lý và khí vô trùng qua cổ tử cung của người bệnh vào tử cung. Sau đó, họ sẽ thực hiện siêu âm qua ngả âm đạo để quan sát các cơ quan sinh sản nhằm phát hiện bất kì tình trạng tắc nghẽn nào.
  • Chụp X-quang buồng tử cung và vòi trứng (HSG): Đây là một phương tiện chẩn đoán có thể giúp bác sĩ phát hiện tắc nghẽn ống dẫn trứng. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang vào âm đạo và cổ tử cung của người bệnh trước khi chụp.

Xem thêm: Bị tắc vòi trứng có sinh con được không

4. Điều trị vô sinh khi có ứ dịch vòi trứng

điều trị ứ dịch vòi trứng

điều trị ứ dịch vòi trứng

1. Nội soi tái tạo ống dẫn trứng

Phẫu thuật tái tạo ống dẫn trứng sẽ được cân nhắc dựa trên

– Tuổi của bệnh nhân, thời gian mong con, nguyên nhân vô sinh và nhất là độ nặng của bệnh.
– Khả năng tái phát và phải nguy cơ phẫu thuật lại
– Khả năng bị thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra sau nội soi tái tạo.

Vì ứ dịch vòi trứng có thể tái phát nhanh trong vòng 3-6 tháng. Sau khi nội soi, bệnh nhân nên áp dụng một phương pháp điều trị tích cực để sớm có con hơn là để có thai tự nhiên. Kích thích buồng trứng phối hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung có thể là một lựa chọn.

2. Nội soi kẹp ống dẫn trứng

Đây là phương pháp điều trị đối với:

– Trường hợp bệnh nhân không có tiền sử bị abces phần phụ. Chỉ cần kẹp sát góc ống dẫn trứng bị ứ dịch.

– Ngược lại, với những bệnh nhân từng có tiền sử abces phần phụ. Nhiễm trùng vùng chậu tái phát nhiều lần, đau hạ vị nhiều lần không rõ nguyên nhân, nên tiến hành cắt ống dẫn trứng để tránh tái phát về sau.

Ngoài ra

  • Mặc dù dịch trong ống dẫn trứng là vô trùng, ứ dịch có thể bị nhiễm trùng tái phát và dẫn đến ứ mủ vòi trứng.
  • Nếu chỉ có một ống dẫn trứng bị ứ dịch, sau nội soi kẹp ống dẫn trứng, bệnh nhân có thể có thai tự nhiên hoặc có thể được điều trị bằng phương pháp kích thích buồng trứng bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
  • Đối với những bệnh nhân đã có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm, cũng cần nội soi để giải quyết tình trạng ứ dịch, tránh không cho dịch tích tụ ở ống dẫn trứng có thể đổ vào buồng tử cung và huỷ phôi.
  • Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm không phẫu thuật để giải quyết ứ dịch chỉ là 22,5%, so với nhóm phẫu thuật là 45,7%. Có đến 50% bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần bị tình trạng ứ dịch.
  • Đối với những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng kém, có thể tiến hành kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm, trữ phôi toàn bộ, nội soi kẹp ống dẫn trứng và chuyển phôi trữ lạnh sau đó.

3. Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng

Phương pháp điều trị bằng cách cắt ống dẫn trứng là phương án chỉ được thực hiện khi trình trạng ứ dịch bên trong vòi trứng rơi vào tình trạng nặng và có thể tạo ra nhiều biến chứng nhiễm trùng nếu không loại bỏ. Khi vòi trứng được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể phụ nữ sẽ giúp tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cũng như tránh được một số bệnh phụ khoa trong tương lai.

Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi cắt vòi trứng sẽ không còn khả năng mang thai tự nhiên vì tinh trùng và trứng sẽ không thể gặp nhau nếu không có bộ phận này. Đối với các trường hợp cắt 1 bên ống dẫn trứng vẫn có thể có thai tự nhiên. Đối  với trường hợp cắt 2 bên buồng trứng thì các bác sĩ khuyên làm thụ tinh ống nghiệm IVF nếu muốn có con.

Hy vọng những thông tin chi tiết được chia sẻ ở trên đã giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng ứ dịch ở vòi trứng từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản, nữ giới hãy theo dõi các triệu chứng bất thường của bản thân và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.