Kinh Nghiệm Đi Khám Hiếm Muộn Bạn Nên Biết

Kinh Nghiệm Đi Khám Hiếm Muộn Bạn Nên Biết

kinh-nghiệm-đi-khám-hiếm-muộn-1

kinh-nghiệm-đi-khám-hiếm-muộn-1

Vô sinh hiếm muộn được coi là một trong những tình trạng bệnh lý của các cặp vợ chồng. Không chỉ gây lo lắng cho các gia đình, mà đây cũng là nỗi lo của xã hội. Vì vậy, cần phải phát hiện kịp thời để đi khám, chữa trị. Vậy những kinh nghiệm đi khám hiếm muộn nào mà bạn nên biết? Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào và cần chuẩn bị gì khi đi khám hiếm muộn lần đầu? Đây có lẽ là những thắc mắc của những cặp vợ chồng khi lần đầu đi khám hiếm muộn. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn các bước đi khám hiếm muộn chi tiết được hầu hết các bệnh viện lớn áp dụng và kinh nghiệm đi khám hiếm muộn mà bạn cần lưu ý.

1. Khi nào cần đi khám muộn hiếm muộn?

khi nào cần đi khám hiếm muộn

khi nào cần đi khám hiếm muộn

Theo các chuyên gia về sức khỏe và sinh sản thì những trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc vô sinh, hiếm muộn nên đi khám để biết rõ tình trạng bệnh ra sao và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất:

– Phụ nữ quá 35 tuổi mới lập gia đình và muốn có con ngay sau khi kết hôn nên đi khám. Vì sau 35 tuổi chất lượng trứng sẽ xấu đi dễ dẫn đến việc khó có con.

– Các cặp vợ chồng đã kết hôn trong vòng 1 năm, khoảng thời gian đó đã cố gắng có con và không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng người vợ vẫn không có dấu hiệu mang thai.

– Vợ chồng hay gặp phải những trục trặc trong việc quan hệ dẫn đến tình trạng không thể có con.

– Phụ nữ đã từng nạo phá thai, bị sảy thai trên 2 lần hoặc thai nhi chết non.

– Nữ giới mắc các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt,…

– Nam giới bị rối loạn nội tiết tố khiến việc quan hệ không như mong muốn do quá trình sản xuất tinh trùng có vấn đề gây ảnh hưởng cho việc sinh sản.

2. Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào

khám hiếm muộn khi nào

khám hiếm muộn khi nào

Bạn có thể đi khám bất kỳ thời điểm nào mà hai vợ chồng sắp xếp được thời gian. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo hai thời điểm dưới đây để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong quá trình điều trị nhé:

Đến thăm khám khi đang hành kinh (ngày 2 chu kỳ kinh):

Đối với những bệnh nhân khám hiếm muộn thì mốc xét nghiệm ngày 2 của chu kỳ kinh là vô cùng quan trọng. Vì việc siêu âm và xét nghiệm nội tiết ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp đánh giá được hoạt động của buồng trứng, hệ trục dưới đồi tuyến yên, buồng trứng để phát hiện chính xác các bất thường.

Đến thăm khám khi vừa sạch kinh (ngày 7 – ngày 9 chu kỳ kinh):

Khi đến vào thời điểm này, người vợ có thể khảo sát ống dẫn trứng thông hay tắc bằng cách chụp phim X-Quang buồng tử cung và vòi trứng có cản quang (HSG). Hoặc khảo sát buồng tử cung có bất thường hay không (ví dụ: polyp buồng tử cung, dính buồng tử cung, tử cung có vách ngăn…) bằng cách siêu âm bơm nước vào buồng tử cung (SIS). Nếu vợ chồng bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì các bạn nên đến khám vào thời điểm này để khảo sát nguyên nhân cũng như chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành điều trị.

  • Thời gian mong con trên 1 năm.
  • Đã từng mổ lấy thai ít nhất 1 lần.
  • Từng sẩy, nạo, hút thai.
  • Viêm nhiễm phụ khoa thời gian dài không điều trị ổn.
  • Kinh nguyệt không đều

Xem thêm:

Nên Thử Thai Khi Nào Cho Kết Quả Chính Xác Nhất

Bị tắc vòi trứng có sinh con được không

3. Quy trình khám hiếm muộn

quy trình khám hiếm muộn

quy trình khám hiếm muộn

Phần lớn khám hiếm muộn, vô sinh cả nam và nữ giới đều được bác sĩ chuyên khoa thăm khám theo những bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Đây là giai đoạn bác sĩ sẽ hỏi về các vấn đề liên quan như bệnh lý đã và đang mắc phải, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống… để xác định căn nguyên gây hiếm muộn, vô sinh. Cả hai vợ chồng được thực hiện xét nghiệm máu:

  • Đối với nam:

+ Xét nghiệm máu: Viêm gan B, HIV, giang mai, lao phổi, hồng cầu,…

+ Xét nghiệm tinh dịch đồ: Tinh dịch đồ giúp bác sĩ biết được số lượng, chất lượng tinh trùng có tốt không, tinh trùng có bị biến dị, biến dạng không

+ Các xét nghiệm cần thiết hoặc nghi ngờ dị tật đi kèm.

  • Đối với nữ:

+ Khám sơ lượt tổng quát các chức năng

+ Khám phụ khoa

+ Xét nghiệm máu: Viêm gan B, HIV, giang mai, lao phổi, hồng cầu,…

+ Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

+ Chụp HSG nếu bác sĩ nghi ngờ có tổn thương tại tử cung – vòi trứng của nữ. Nếu như vòi trứng của nữ bị tắc hai bên thì không thể mang thai tự nhiên được.

+ Một số xét nghiệm đặc biệt khác tùy trường hợp

Bước 2: Sau khi thực hiện các xét nghiệm bác sĩ đọc kết quả cho người bệnh. Nếu có vấn đề bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn phương pháp điều trị cho cặp vợ chồng.

Bước 3: Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, hẹn tái khám tùy vào từng nguyên nhân hiếm muộn của từng cặp vợ chồng.

**Lưu ý:

  • Khi đi khám nên đi cả hai vợ chồng, bởi nguyên nhân hiếm muộn có thể do vợ hoặc chồng, thậm chí là do từ hai phía.
  • Chụp HSG sẽ được thực hiện khi vừa sạch kinh (ngày 7 – ngày 9 chu kỳ kinh)
  • Các cặp vợ chồng lúc khám không nhất thiết là phải thực hiện tất cả các xét nghiệm trên, hoặc sẽ có những trường hợp phải thực hiện nhiều hơn thế tùy vào tình trạng bệnh. Thực tế có tới 10% cặp vợ chồng khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm này nhưng không thể tìm ra vấn đề ở đâu – tức là họ bị vô sinh, hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

4. Chi phí khám hiếm muộn

Chi phí khám khác nhau tùy trường hợp

Chi phí khám khác nhau tùy trường hợp

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám hiếm muộn của các cặp vợ chồng đó là:

  • Tình trạng sức khỏe: Do hiếm muộn có nhiều nguyên nhân gây ra nên phải thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán. Nếu thực hiện nhiều xét nghiệm chi phí sẽ cao và ngược lại.
  • Địa chỉ khám hiếm muộn: Cơ sở y tế kém chất lượng sẽ có chi phí thấp hơn so với cơ sở uy tín.

Thông thường, mỗi loại xét nghiệm khi khám hiếm muộn như xét nghiệm máu, siêu âm, xét nghiệm nội tiết… sẽ phải chi 200.000 – 1.000.000 đồng. Tổng mức chi phí khám hiếm muộn tham khảo cho các cặp vợ chồng dao động từ 6.000.000 – 10.000.000 đồng.

Tuy nhiên, dù chi phí có đắt hay rẻ thì các cặp vợ chồng không nên quá đặt nặng, bởi làm cha mẹ là thiên chức thiêng liêng ai cũng muốn thực hiện.

5. Đi khám hiếm muộn cần chuẩn bị gì?

Cần đem theo các kết quả xét nghiệm nếu có

Cần đem theo các kết quả xét nghiệm nếu có

  • Bạn cần đem theo tất cả các kết quả xét nghiệm và hồ sơ đã khám hoặc điều trị trước đó tại cơ sở khác nếu có. Tuỳ vào các kết quả cũ mà BS sẽ tư vấn cho bạn có cần xét nghiệm bổ sung gì thêm hay không.
  • Trường hợp bạn có đang điều trị các bệnh lý khác thì cần đem theo hồ sơ khám bệnh, thuốc hoặc toa thuốc mà bạn đang sử dụng để Bác sĩ có thể nắm rõ thông tin sức khỏe của bạn. Từ đó đưa ra hướng tư vấn và điều trị phù hợp nhất.
  • Bạn cũng đừng quên đem theo giấy tờ tùy thân nhé! Ít nhất bạn phải có CMND/CCCD hoặc hộ chiếu để các thông tin hành chính trong hồ sơ bệnh án của bạn được chính xác. Khi bạn quyết định tiến hành điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ví dụ: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung, Thụ tinh trong ống nghiệm…), bạn sẽ cần phải bổ sung thêm giấy đăng ký kết hôn.
  • Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái, và một sức khỏe thật tốt, tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức. Vì có thể bạn sẽ phải tốn cả một ngày dài cho lần khám đầu tiên để thực hiện các xét nghiệm đấy.
  • Cuối cùng, bạn hãy sẵn sàng chia sẻ những vấn đề đang gặp phải cho Bác sĩ biết. Đồng thời bạn cũng nên cởi mở trả lời một số câu hỏi tế nhị của Bác sĩ như: Số lần quan hệ trong 1 tuần? Có xuất tinh được không? Có khó khăn khi xuất tinh không? Đã từng có thai hay nạo phá thai, sẩy thai lần nào không? … Hoặc một số câu hỏi về lần điều trị trước nếu có.

6. Một số kinh nghiệm đi khám hiếm muộn

kinh nghiệm khám vô sinh tại bệnh viện

kinh nghiệm khám hiếm muộn

  • Bạn hãy liệt kê trước các triệu chứng bất thường mà mình đang gặp phải hoặc các câu hỏi cần tham khảo ý kiến từ Bác sĩ nhé. Bạn có thể viết ra giấy, hoặc cũng có thể viết trên điện thoại, vì khi gặp Bác sĩ có thể bạn sẽ căng thẳng mà quên mất đấy.
  • Người vợ nên lựa chọn trang phục rộng rãi, tốt nhất là mặc váy. Hãy hạn chế mặc những trang phục bó sát hay áo liền quần vì sẽ gây khó khăn cho việc thăm khám và siêu âm.
  • Bạn cũng cần chuẩn bị chi phí cho việc thăm khám lần đầu và làm xét nghiệm khi Bác sĩ chỉ định nhé.
  • Sau chụp HSG, người vợ phải nhớ uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ cần kiêng xuất tinh 3 – 5 ngày trước khi xét nghiệm.

Điều trị hiếm muộn gần như là một cuộc chạy đua với thời gian. Điều trị chậm trễ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và giảm khả năng thành công. Trong suốt quá trình ấy, luôn luôn cần sự đồng hành và thấu hiểu từ người bạn đời của mình. Hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đi khám hiếm muộn và cảm thông giúp đỡ lẫn nhau nha các chị em.