Bị tắc vòi trứng có sinh con được không?

Bị tắc vòi trứng có sinh con được không?

tắc vòi trứng do ứ dịch

tắc vòi trứng do ứ dịch

Hiện nay, có khá nhiều bệnh khiến cho người phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh như: Các bệnh phụ khoa, thiếu nội tiết tố, rối loạn sinh trứng, các bệnh về tử cung… Tắc vòi trứng cũng là một bệnh chiếm tỉ lệ cao trong các trường hợp vô sinh ở nữ giới. Vậy người bị tắc vòi trứng có sinh con được hay không? Đây là câu hỏi mà người bệnh luôn lo lắng.

1. Tắc vòi trứng là gì? 

ứ dịch vòi trứng

ứ dịch vòi trứng

Vòi trứng (vòi tử cung) là bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ bên cạnh buồng trứng và tử cung. Vòi trứng nối thông từ buồng tử cung đến buồng trứng, đây là con đường tinh trùng bơi lên để thụ tinh với trứng. Phần cuối vòi trứng có loa vòi trứng, được cấu tạo như những cánh tay giúp bắt lấy trứng khi có “sự rụng trứng”, trứng này sẽ được di chuyển trong lòng vòi trứng đến vị trí thích hợp, và khi gặp được tinh trùng trong lòng vòi trứng, sự thụ tinh có thể xảy ra. Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh, các lông mao trong vòi trứng có chức năng nâng đỡ và vận chuyển trứng đã được thụ tinh về hướng tử cung, bắt đầu cho một hành trình tạo thành phôi thai đầy diệu kỳ của tạo hóa.

Vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai vì đây là nơi hầu hết trứng được thụ tinh. Nếu vòi trứng bị tổn thương, gặp các vấn đề như viêm, sẹo, ứ dịch… sẽ gây nên hiện tượng tắc vòi trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ tinh và mang thai của phụ nữ.

Tắc vòi trứng (tắc ống dẫn trứng/tắc buồng tử cung) là yếu tố chiếm từ 25 – 30% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở phụ nữ. Đây là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai; hoặc trứng và tinh trùng đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung để “xây nhà”. Chính vì vậy có thể dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

2. Những nguyên nhân gây ra

lạc nội mạc gây tắc vòi trứng

lạc nội mạc gây ứ dịch vòi trứng

  • Vệ sinh vùng kín sai cách, không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phụ khoa như viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Lúc này, vi khuẩn có xu hướng lây lan ngược lên và làm tắc hẹp vòi trứng.

  • Một số bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung…; Các bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, giang mai,…; viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang,…

  • Lạc nội mạc tử cung: mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện trong vòi trứng gây ra tình trạng tắc nghẽn.

  • Viêm ruột thừa: viêm ruột thừa kéo dài khiến bạn bị nhiễm khuẩn nặng, viêm nhiễm lan tới vòi trứng có thể gây ra.
  • Dị tật bẩm sinh: nhiều phụ nữ khi sinh ra đã bị tắc vòi trứng hoặc thiếu một phần hay toàn bộ vòi trứng. Điều này khiến quá trình trứng gặp tinh trùng trở nên khó khăn, nữ giới dễ rơi vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

  • Tiểu phẫu vùng kín: Có một số người thực hiện các thủ thuật tại vùng kín hoặc đặt vòng tránh thai nhưng được thực hiện không an toàn có thể dẫn tới tình trạng bộ phận sinh sản bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, viêm nhiễm sẽ lan rộng dễ gây tắc vòi trứng.

3. Triệu chứng bệnh Tắc vòi trứng

tắc vòi trứng có sinh con được không

tắc vòi trứng có sinh con được không

Tắc vòi trứng hầu như khó có thể nhận biết sớm. Vậy tắc vòi trứng có biểu hiện gì? Dưới đây là những biểu hiện điển hình

  • Vùng bụng dưới đau quặn, sưng cứng,… đau lưng với nhiều mức độ khác nhau. Các cơn đau có thể kéo dài và tăng về mức độ vào những ngày có kinh.

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thời gian của một chu kỳ là quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu quá ít hoặc quá nhiều, máu kinh có màu sắc bất thường,… Điều này xảy ra là bởi vòi trứng bị bị hẹp, làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt.

  • Tắc vòi trứng khiến tinh trùng khó gặp trứng để thụ tinh, cản trở quá trình tới làm tổ của trứng tại tử cung. Điều này  khiến nữ giới khó có thai hơn so với bình thường.

  • Ngoài ra, nữ giới bị tắc vòi trứng cũng có thể gặp các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, dịch âm đạo tiết bất thường, đau rát khi quan hệ tình dục, rối loạn chức năng tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi,…

4. Làm thế nào để chẩn đoán tắc vòi trứng?

hình ảnh chụp phản quang hsg

hình ảnh chụp phản quang hsg

Hiện nay, để xác định bệnh nhân có gặp phải vấn đề về tắc vòi trứng hay không, bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai chẩn đoán sau:

  • Chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG): Đây là một chẩn đoán hình ảnh được bác sĩ chỉ định để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung và vòi trứng. Để thực hiện kỹ thuật này, một mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo, sau đó một ống thông được đưa vào để bơm chất lỏng (có chứa thuốc nhuộm) qua cổ tử cung của bạn vào tử cung. Thuốc nhuộm trong chất lỏng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn bên trong ống dẫn trứng trên X-quang. Dòng chất lỏng chảy ra từ đầu của một hoặc cả hai ống dẫn trứng thì có thể xác định xem một hoặc cả hai ống có thông hay không. Nếu không bị tắc ống dẫn trứng, dòng chất lỏng sẽ tràn từ từ ra hết khỏi đầu ống và được cơ thể hấp thụ. Nếu chất lỏng không xâm nhập hoặc chảy hoàn toàn qua một hoặc cả hai vòi trứng, cho thấy vòi trứng đã bị ảnh hưởng.
  • Nội soi: Trong thủ thuật ngoại trú xâm lấn tối thiểu này, một dụng cụ phẫu thuật gọi là nội soi được đưa vào qua một vết mổ rất nhỏ bên dưới rốn. Bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn qua nội soi để xem liệu một hoặc cả hai ống có thông không. Nội soi cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm, phát hiện các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như mô sẹo (dính) hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bác sĩ không đề xuất chẩn đoán sớm bằng kỹ thuật thăm dò này vì gây xâm lấn và khó trong điều trị.

5. Tắc vòi trứng có sinh con được không?

điều trị ứ dịch vòi trứng bằng thuốc

điều trị ứ dịch vòi trứng bằng thuốc

Để có thể mang thai khi bị tắc vòi trứng, tùy vào trình trạng bệnh, bạn sẽ được bác sĩ sản phụ khoa tư vấn một trong những biện pháp sau:

Nội khoa: Trường hợp tắc vòi trứng nhẹ do viêm vòi trứng bạn có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc tiêu viêm.

Ngoại khoa: Trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sản phụ khoa sẽ tư vấn cho bạn một trong những biện pháp ngoại khoa như:

  • Thông tắc vòi trứng bằng bơm hơi;
  • Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung và dùng dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng, đẩy chất gây tắc ra bên ngoài, tách những chỗ bị dính;
  • Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Trường hợp vòi trứng bị tắc ở một đoạn và không thể thông được, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn tắc, sau đó nối hai đoạn không tắc với nhau;
  • Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Khi các biện pháp thông vòi trứng không hiệu quả, không còn hi vọng thụ thai tự nhiên, bạn sẽ được bác sĩ khuyên cắt ống dẫn trứng để thực hiện thụ tinh nhân tạo đạt tỉ lệ thành công cao.

Các biện pháp phẫu thuật thông tắc vòi trứng khá phổ biến, tuy nhiên không đảm bảo thành công 100% vì vòi trứng rất nhỏ, dụng cụ khó có thể thông những đoạn bị dính tắc lâu ngày. Do đó, bạn nên khám và thực hiện điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa phụ sản uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. Trường hợp phẫu thuật thông vòi trứng thất bại thì bắt buộc chuyển sang phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

6. Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

thụ tinh nhân tạo

thụ tinh nhân tạo

Tỉ lệ thụ tinh nhân tạo thành công giảm dần theo lứa tuổi. Trường hợp bạn còn trẻ, tỉ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo khoảng 60 – 70%. Để có thể mang thai khi bị tắc vòi trứng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI hay còn gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung, bạn cần đảm bảo điều kiện có ít nhất một vòi trứng không bị tắc, có thể hoạt động bình thường. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tăng khả năng thụ thai thành công. Chất nhầy bao quanh cổ tử cung có thể sẽ ngăn không cho tinh trùng bơi vào tử cung hay vòi trứng. Nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo mà tinh trùng có thể xâm nhập vào tử cung hoàn toàn.

Trường hợp tắc cả hai vòi trứng, bạn sẽ được chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm theo một trong các biện pháp:

  • Chuyển phôi bình thường nếu hai vòi trứng bị tắc ở đoạn gần eo hoặc đoạn kẽ sát tử cung.
  • Phẫu thuật cắt vòi trứng sau đó chuyển phôi được trữ lạnh trước đó trong trường hợp hai vòi trứng bị ứ dịch lớn tại loa vòi.
  • Trường hợp bệnh nhân có nhiều phôi, tình trạng ứ dịch không nhiều sẽ được bác sĩ tiến hành chuyển phôi, nếu không thụ thai thành công mới tiến hành phẫu thuật.

Để biết chính xác tắc vòi trứng có sinh con được không, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để xác định đúng tình trạng của mình, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.